Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Sản phẩm Vision mắc quá, làm sao bán

Sản phẩm Vision mắc quá, làm sao bán

Đầu tuần nói một tí chuyện đồ mắc đồ rẻ, một lý do muôn thuở mà nhiều người hay viện dẫn để kết luận về chuyện tại sao làm KDTM Bán hàng đa cấp khó.

Sản phẩm Vision mắc quá, làm sao bán

Nhớ lại hồi năm 2007, khi cậu sinh viên Vũ Hữu Lợi mới tập tễnh bước vào bán hàng đa cấp KDTM và đã dội ngược ngay từ giây phút đầu tiên nhìn vào bảng giá sản phẩm. Lúc đó, một bữa sáng ở khu làng đại học ở Thủ Đức là 5 ngàn đồng và một sản phẩm trung bình có giá 200-300 ngàn đồng. Cậu ta đắn đo mãi mới dám móc tiền ra mua 1-2 sản phẩm “rẻ nhất” để dùng thử. Và cậu ta tin sái cổ mỗi khi khách hàng chê sản phẩm của mình là đắt.


Lần cuối cùng cậu Vũ Hữu Lợi về Việt Nam năm 2014, giá một bữa sáng đã xấp xỉ 20 ngàn, tăng 4 lần so với ngày trước, người Việt Nam đã chạy ô tô nhiều hơn, đi du lịch nước ngoài nhiều hơn, xài iPhone nhiều hơn. Những sản phẩm năm xưa bây giờ giá cũng lên, tầm 30-50% so với ngày trước, và thỉnh thoảng trong hòm thư , cậu ta vẫn nhận được những email than phiền về giá của chính những sản phẩm ấy quá đắt.

Kể cũng lạ !

Cậu sinh viên Vũ Hữu Lợi ngày trước, sau gần một năm lăn lộn, vài lần gãy mạng lưới và ngộ ra một vài chân lý:

Không biết bán hàng thì khó mà tồn tại được với cái ngành này. Tiền đâu mà chi phí hàng ngày, tiền đâu mà đi gặp khách hàng, (tiền đâu mà mua điểm năng động hoài). Không bán được thì suốt ngày lẽo đẽo theo những ai bán được mà tầm sư học đạo. Thế nào cũng thành chánh quả. 

Nếu người này chê sản phẩm mắc, thì đi kiếm người khác giàu hơn, có khả năng sử dụng hơn mà bán. Cứ gặp sinh viên, người lao động bình dân mà quảng cáo tiền triệu chi rồi bị người ta chê mắc.
Mình không có nhiều người quen, người quen mình không có tiền, hoặc quen đó, có tiền đó, nhưng bị cái là không ưa cái bản mặt mình (loại này không hiếm) thì đi kiếm người khác mà quen. Tỷ như chung quanh không có các bạn trai tài, gái đẹp thì có cam chịu yêu người dốt, người xấu không, hay nghe ở đâu có người giỏi, người đẹp thì lân la qua chơi.

Sau một thời gian học, thử, và tiếp xúc, cậu sinh viên Vũ Hữu Lợi ngày ấy cũng kiếm được cho mình 2-3 người khách hàng thường xuyên, đủ để hoàn thành điểm năng động hàng tháng và có thời gian để tập trung vào việc phát triển mạng lưới. Đặc điểm chung của mấy người khách hàng này là, không phải người quen từ trước, ưa mua nhiều, vì “sản phẩm bên em rẻ hơn chỗ hồi xưa chị hay mua”.


Kể cũng lạ !

Đã là kinh doanh, nếu sản phẩm nào giá cao thì khó bán, khó thành công, khó làm giàu, thì có lẽ đừng ai nên đi làm nghề bán nhà, bán xe hơi, bán vàng, hoặc bán iPhone, iPad. Hãy đi bán cheawing gum, bán móc khóa, bán ngoáy lỗ tai, hoặc bán bánh đa, đậu phộng. Có chăng là dễ giàu hơn, dễ thành công hơn ?!

2 nhận xét:

  1. Trịnh Nhật Quanglúc 07:05 16 tháng 8, 2015

    1/ Sp Vision đã tốt chưa??
    2/ Người viết quên mất một điều, mua bán nhà, xe, ... vàng, ..là nhưng sản phẩm công cụ quan trọng và thiết yếu . Sao lại có sự so sánh khập khiểng vậy? Nếu Sp Vision có thể điều trị được bệnh ung thư hay tương tự thì không cần quảng cáo đâu....( Mr Quang 0905009279)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Quang cho mình hỏi:
      1/ Theo bạn làm sao để biết được 1 sản phẩm là thật sự tốt?
      2/ Bạn thấy Vision được quảng cáo ở đâu? Tivi hay báo đài?

      Xóa

 
Copyright © . Sản Phẩm Vision Cao Cấp - Posts · Comments
Theme Template by Vision